Hoằng Hóa là mảnh đất gắn bó hữu cơ với tỉnh Thanh Hóa, với Tổ quốc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cũng như các xã khác trong huyện, Hoằng Lộc là một bộ phận cấu thành của huyện Hoằng Hóa-một huyện có nền văn hiến lâu đời. Hoằng Lộc nằm ở phía Đông Nam của huyện Hoằng Hóa.

          Hoằng Lộc ẩn mình dưới những rặng dừa, rặng kè quanh năm một màu xanh dịu. Hình thể của xã vuông vức, khiến có người nghĩ rằng vùng đất học này giống một cái nghiên lớn và con đường từ Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang) về làng tựa như một cái bút đang chấm vào nghiên mực.  Với một quần thể kiến trúc bố trí tương đối hài hòa, gồm các nhà thờ họ, miếu mạo, đình chùa, trường học, nhà ở với một hệ thống đường xá sạch sẽ, phong quang , Hoằng Lộc vừa có cái diu dàng, duyên dáng của một vùng đất văn vật khiến cho ai qua đây dù chỉ một lần cũng lưu lại trong kí ức những ấn tượng khó phai.

 

Nhiều tài liệu lịch sử cho biết, Hoằng Lộc là một vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời. Những dấu ấn văn hóa vật chất còn lại cho thấy từ khi châu thổ sông Mã vừa mới kiến tạo, con ngươi đã chinh phục, khai phá vùng đất này, cho đến thời các vua Hùng dựng nước nơi đây đã hình thành làng cổ.

Trải qua quá trình hàng nghàn năm lao động sáng tạo xây dựng xóm làng quê hương của bao thế hệ người Hoằng Lộc đã hun đúc những giá trị lịch sử văn hóa giàu bản sắc. Năm 2002, Hoằng Lộc được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng Bằng “ Làng có công với nước” và cũng trong năm 2002, xã được công nhận  đạt danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh, đến năm 2016 vừa qua Hoằng Lộc đã được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong cộng động dân cư, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông và những thuần phong mỹ tục của địa phương, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoằng Lộc là một vùng quê văn hiến, có truyền thống lâu đời trong học hành, khoa cử, được mệnh danh là vùng đất học của xứ Thanh. Nhờ có sự học, nhờ giáo dục mà danh tiếng Hoằng Lộc vang xã, cũng nhờ giáo dục mà cả nước biết đến Hoằng Lộc. Lịch sử khoa cử của Hoằng Lộc đã trải qua 4 thế kỷ. Làm rạng danh trong học hành khoa cử ở Hoằng Lộc tiêu biểu 12 vị được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó có 7 vị được khắc tên tại Văn Miếu Quốc Tử Giám -  Hà Nội. Hoằng Lộc cũng là quê hương của Nguyễn Quỳnh, con người tài ba được xã hội đương thời xếp vào hàng “Tràng An tứ hổ”: nhất Quỳnh, nhì Nham, tam Hoàn, tứ Tuấn.

Một biểu tượng – nét đẹp trong việc khuyến học ở Hoằng Lộc là di tích LS-VH cấp Quốc gia Bảng Môn Đình, có tác dụng lớn lao trong việc giáo dục, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện nhằm phát huy tài năng, trí tuệ, phẩm chất của kẻ sĩ.

Hiện nay, trên địa bàn Hoằng Lộc có 10 di tích LS- VH, trong đó có 3 di tích cấp Quốc gia và 7 di tích cấp Tỉnh. Ngoài các di tích đã được nhà nước công nhận Hoằng Lộc còn có khá nhiều giếng cổ và nhà cổ có niên đại lâu đời.

- Những đặc điểm của địa phương: Hoằng Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 253,99 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 173,16 ha chiếm 59,08%. Có tổng số hộ là 1. 617 hộ, với 5.265 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 2.862 người, số lao động có việc làm thường xuyên là 2743 chiếm tỷ lệ 95,84%, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 244 lao động chiếm 8,9%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 1029 lao động chiếm 37,5%; lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ 1470 lao động chiếm 53,6%. Đảng bộ có 351 đảng viên, sinh hoạt ở 16 chi bộ, trong đó có 12 chi bộ thôn, 03 chi bộ nhà trường và 01 chi bộ y tế.

- Về cơ cấu của tổ chức: Xã Hoằng Lộc được biên chế, cơ cấu cán bộ, ban, ngành theo quy định của pháp luật: Đảng ủy; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; Ủy ban MTTQ; Các đoàn thể chính trị và các ban ngành chuyên môn.

- Hoằng Lộc là xã duy nhất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa vừa là xã vừa là Làng; đó là Làng Văn hóa Hoằng Bột được công nhận là làng văn hóa cấp Tỉnh từ năm 2001 và cũng trong năm 2001 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Làng có công với nước.


 

Công khai kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
254954